BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Xử lý môi trường, Xử lý chất thải công nghiệp, xử lý nước thải - Văn Lang - Đồng Hành Vì Màu Xanh
Top
Lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường > BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

ENVIROMENTAL IMPACT ASSESSMENT

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực/tiêu cực của một dự án đầu tư được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường được viết tắt là ĐTM. 

ĐTM bao gồm cả việc phân tích lẫn dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án.

Tại sao phải thực hiện ĐTM ?

- Thực hiện yêu cầu của luật bảo vệ môi trường (BVMT) Việt Nam.

- Là một nội dung của dự án tiền khả thi của dự án phát triển. Thiếu ĐTM, dự án sẽ không được phê duyệt.

Vai trò ĐTM

1. Là công cụ quản lý Môi trường có tính chất phòng ngừa.

2. Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến Môi trường.

3. Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.

4. Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra Môi trường.

5. Góp phần cho phát triển bền vững.

1. Cơ sở pháp lý lập ĐTM

Cơ sở pháp lý lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được nêu tại các văn bản
Pháp luật sau:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

2. Đối tượng lập ĐTM

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:

- Các dự án, công trình trọng điểm quốc gia như: sân bay, cảng biển, đường cao tốc, các dự án sử dụng một phần diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

- Các ngành nghề sản xuất có quy mô quy định theo phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.

- Các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư, khu đô thị,…

3. Hồ sơ thẩm định ĐTM

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các nội dung sau:

- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trườg của dự án thực hiện. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo dự án đầu tư/tài liệu tương đương khác.

4. Nội dung báo cáo ĐTM

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các vấn đề sau:

- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH

- Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.

- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.

- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.

5. Thời gian thẩm định ĐTM

- Thời gian thẩm định ĐTM không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thẩm định ĐTM không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường.

6. Trường hợp lập lại Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

 - Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Xử lý Chất thải Công nghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang

Địa chỉ : 1/1 đường số 5, Phường 7, Quận Gò Vấp, TPHCM.

Hotline: 0946 758 660 – Mr. Hiếu 

Email: vanlang@vlc.vn - congtymoitruongvanlang@gmail.com

Website: vlc.vn

Fanpage: facebook.com/vlc.vn

Youtube: youtube.com/channel/UC0AzgJssqlZu8m6k4o3iCAw?view_as=subscriber